Nhắc đến học phái Huyền không phong thủy, thông thường là nói về những phái được mọi người biết đến như Chương Trọng Sơn, Thẩm Trúc Nhưng; pháp ấy lấy số nguyên vận nhập trung cung, chia sơn, hướng lưỡng bàn, dựa theo sự phân định âm – dương thuận nghịch và sự dịch chuyển phương vị của Cửu Tinh trong Lạc Thư, xem thế núi và hướng sao chầu về nó để biết được là sinh vượng hay suy tử, phối hợp với hình thế loan đầu để luận cát – hung. Trong học phái này do có sự khác biệt về việc truyền thừa và những thao tác trong thực tế, nên cũng có thể phân thành một số biệt phái, nhưng tổng thể vẫn là nói về sự phi động của các số trong Cửu cung, do đó cũng có người gọi học phái này là Huyền Không Phi Tinh Phái.
Ngoài Phi tinh phái ra, còn đem Dịch Kinh Lục Thập Tứ Quái (64 quẻ kép trong Kinh Dịch) vận dụng trong Kham Dư phong thủy, dựa theo những mối quan hệ như: sinh vượng – suy tử, sinh nhập – khắc nhập, sinh xuất – khắc xuất…, để luận cát – hung, thường gọi phái đó là Huyền Không Đại Quái Phái.
Đàm Dưỡng Ngô, người Vũ Tiến, Giang Tô (Trung Quốc), sinh ở triều Thanh, năm Quang Tự thứ 16 (năm 1890). Năm 19 tuổi, Đàm Dưỡng Ngô nghe lời cha, theo Dương Cửu Như học tập Huyền không phong thủy – Phi tinh phái, mà Dương Cửu Như lại là con cháu họ ngoại của Chương Trọng Sơn, cho nên truyền thừa của Huyền không phong thủy chỉ có một mình phái của Chương Trọng Sơn.
Ngoài Phi tinh phái ra, còn đem Dịch Kinh Lục Thập Tứ Quái (64 quẻ kép trong Kinh Dịch) vận dụng trong Kham Dư phong thủy, dựa theo những mối quan hệ như: sinh vượng – suy tử, sinh nhập – khắc nhập, sinh xuất – khắc xuất…, để luận cát – hung, thường gọi phái đó là Huyền Không Đại Quái Phái.
Đàm Dưỡng Ngô, người Vũ Tiến, Giang Tô (Trung Quốc), sinh ở triều Thanh, năm Quang Tự thứ 16 (năm 1890). Năm 19 tuổi, Đàm Dưỡng Ngô nghe lời cha, theo Dương Cửu Như học tập Huyền không phong thủy – Phi tinh phái, mà Dương Cửu Như lại là con cháu họ ngoại của Chương Trọng Sơn, cho nên truyền thừa của Huyền không phong thủy chỉ có một mình phái của Chương Trọng Sơn.
Đàm Dưỡng Ngô học tập Huyền không phong thủy – Phi tinh phái, đến sau năm 30 tuổi, tức năm 1920, thì thành lập “Tam nguyên cơ thuật nghiên cứu xã” (Trung tâm nghiên cứu cơ thuật Tam nguyên) ở Thượng Hải, liên tục cho xuất bản các sách Biện chứng tân giải, Đại Huyền không thực nghiệm, Đại Huyền không lộ thấu…. Ông một lòng ra sức nghiên cứu và tuyên truyền cho học lý của Huyền không phong thủy, khiến cho lý luận về Huyền không của họ Chương được nhiều người biết đến, đạt được sự coi trọng của giới Kham Dư phong thủy. Sau Đàm Dưỡng Ngô, các danh gia thuộc dòng Kham Dư phong thủy cũng lần lượt cho phát hành các sách có liên quan, như: Thẩm thị Huyền không học do con trai của Thẩm Trúc Nhưng – Thẩm Điệt Dân viết, Vinh Bá Vân soạn cuốn Nhị trạch thực nghiệm, Vưu Tích Âm có cuốn Trạch vận tân án… Những cuốn sách này được phát hành công khai, góp phần giúp cho lý luận của Phi tinh phái trong một thời gian ngắn trở thành học phái nổi tiếng trong Huyền không phong thủy.
Nhưng đến mùa hè năm 1929, Đàm Dưỡng Ngô có gặp đạo trưởng Lý Kiền Hư ở huyện Miễn Trì, Hà Nam (Trung Quốc), được vị đạo trưởng truyền thụ cho một kiểu lý luận khác về Huyền không phong thủy. Đàm Dưỡng Ngô sau này cho rằng đây mới chính là chân quyết thực thụ của Huyền không phong thủy.
Nhưng đến mùa hè năm 1929, Đàm Dưỡng Ngô có gặp đạo trưởng Lý Kiền Hư ở huyện Miễn Trì, Hà Nam (Trung Quốc), được vị đạo trưởng truyền thụ cho một kiểu lý luận khác về Huyền không phong thủy. Đàm Dưỡng Ngô sau này cho rằng đây mới chính là chân quyết thực thụ của Huyền không phong thủy.
Đàm Dưỡng Ngô bỗng nhiên như được khai sáng. Trong bài viết Vi học thuật kế vi đạo đức kế được đăng trên báo chí vào tháng 3/1930, Đàm Dưỡng Ngô đã công khai thừa nhận việc áp dụng Huyền Không Phi Tinh vào Âm trạch là sai lầm. Ông gửi lời xin lỗi đến những khách hàng mà ông đã thực hiện Âm trạch bằng Huyền Không Phi Tinh và hứa sẽ thực hiện lại công việc Âm trạch nếu khách hàng yêu cầu, đồng thời ông đăng thông báo tuyển sinh, dùng phương thức hàm thụ để truyền dạy lý luận mới về Huyền không lục pháp, cũng bắt tay vào viết cuốn Huyền không bản nghĩa, một lần nữa chú giải các thiên kinh văn về địa lý biện chứng.
Lý luận Huyền không lục pháp mà Đàm Dưỡng Ngô đắc ngộ từ đạo trưởng Lý Kiền Hư có phải là chân quyết của Huyền không phong thủy hay không, ở đây tạm thời không bàn đến, nhưng chính tinh thần cầu thiện trong học thuật và dũng khí dám thừa nhận sai lầm của Đàm Dưỡng Ngô đã khiến mọi người phải nể phục.
Tên gọi “Huyền không lục pháp” kì thực không phải do họ Đàm sáng lập, trong sách Địa lý tiểu bổ do Lưu Kiệt (triều Thanh, năm Đồng Trị thứ 8 – tức năm 1869) sáng tác đã thấy xuất hiện từ “Lục pháp” và giải thích từ này theo nghĩa: tổng hợp nội dung của các kinh văn về địa lý biện chứng như Thiên ngọc, Thanh nang, Đô thiên bảo chiếu…, trải qua phân loại và quy nạp, tổng kết lại thành sáu điểm chính: Huyền không, Thư Hùng, Kim Long, Ải Tinh, Thành Môn, Thái Tuế. Đàm Dưỡng Ngô rất sùng bái cuốn sách này và vận dụng sáu mục lớn trong sách làm đại cương cho lập luận của mình.
Lý luận Huyền không lục pháp mà Đàm Dưỡng Ngô đắc ngộ từ đạo trưởng Lý Kiền Hư có phải là chân quyết của Huyền không phong thủy hay không, ở đây tạm thời không bàn đến, nhưng chính tinh thần cầu thiện trong học thuật và dũng khí dám thừa nhận sai lầm của Đàm Dưỡng Ngô đã khiến mọi người phải nể phục.
Tên gọi “Huyền không lục pháp” kì thực không phải do họ Đàm sáng lập, trong sách Địa lý tiểu bổ do Lưu Kiệt (triều Thanh, năm Đồng Trị thứ 8 – tức năm 1869) sáng tác đã thấy xuất hiện từ “Lục pháp” và giải thích từ này theo nghĩa: tổng hợp nội dung của các kinh văn về địa lý biện chứng như Thiên ngọc, Thanh nang, Đô thiên bảo chiếu…, trải qua phân loại và quy nạp, tổng kết lại thành sáu điểm chính: Huyền không, Thư Hùng, Kim Long, Ải Tinh, Thành Môn, Thái Tuế. Đàm Dưỡng Ngô rất sùng bái cuốn sách này và vận dụng sáu mục lớn trong sách làm đại cương cho lập luận của mình.
“Lục pháp” trong Địa lý tiểu bổ của Lưu Kiệt hay trong Huyền không bản nghĩa của Đàm Dưỡng Ngô, kì thực là đều là một loại giải thích cho nội hàm các kinh điển địa lý biện chứng, cùng với một vài yếu quyết thao thác phong thủy trong thực tế. Dựa trên sự khác nhau về nguyên lý căn bản, lý luận Huyền không lục pháp của Đàm Dưỡng Ngô so với lý luận của hai họ Chương, Thẩm trong Phi tinh phái và lý luận của Đại quái phái về sử dụng 64 quái đã hình thành sự khác nhau rõ rệt, đó cũng chính là điểm đặc sắc về lý luận mà chỉ có mình phái Đàm Dưỡng Ngô có. Điểm đặc biệt của Huyền Không Lục Pháp Vô Thường Phái là áp dụng được trong cả Âm trạch và Dương trạch.
Hưng Nguyễn may mắn được theo học Huyền Không Lục Pháp Vô Thường Phái từ sư phụ Master Leyau ( Lưu Dục Tài ) tại học viện Central Academy of Fengshui CAFS Malaysia. Sư phụ Lưu Dục Tài là truyền nhân duy nhất hiện nay của dòng truyền thừa Vô Thường Đàm Thị từ sư tổ Đàm Dưỡng Ngô truyền xuống cho pháp sư Diễn Bản, pháp sư Hư Minh và bây giờ là sư phụ Lưu Dục Tài. Mong rằng sư phụ luôn khoẻ mạnh để truyền lửa kiến thức chính tông Vô Thường Phái cho các thế hệ kế tục ngày càng phát triển học thuật phong thuỷ chính tông.
Hưng Nguyễn may mắn được theo học Huyền Không Lục Pháp Vô Thường Phái từ sư phụ Master Leyau ( Lưu Dục Tài ) tại học viện Central Academy of Fengshui CAFS Malaysia. Sư phụ Lưu Dục Tài là truyền nhân duy nhất hiện nay của dòng truyền thừa Vô Thường Đàm Thị từ sư tổ Đàm Dưỡng Ngô truyền xuống cho pháp sư Diễn Bản, pháp sư Hư Minh và bây giờ là sư phụ Lưu Dục Tài. Mong rằng sư phụ luôn khoẻ mạnh để truyền lửa kiến thức chính tông Vô Thường Phái cho các thế hệ kế tục ngày càng phát triển học thuật phong thuỷ chính tông.
học viên tốt nghiệp Lục pháp |
Hưng Nguyễn tổng hợp từ tư liệu bản phái Vô Thường và một số tài liệu nội bộ sẵn có, đặc biệt cảm ơn thầy Nguyên Vũ đã hỗ trợ tư liệu cho Hưng Nguyễn.
Còn nữa...
0 nhận xét:
Post a Comment