Tản mạn về âm trạch phong thủy - tam hợp phái (tiếp theo)

Thờ Thổ thần ( Long thần - Hậu thổ ) trong Âm trạch Tam hợp.
Trong truyền thống lập mồ mả của người Trung Hoa thì luôn luôn có một am thờ nhỏ trong khuôn viên mộ để thờ thần Thổ địa. Ở một khía cạnh nào đó, thờ Thổ thần thuộc về văn hoá tín ngưỡng chứ không phải là phương pháp phong thuỷ. Bởi vậy nên thầy phong thuỷ luôn được gia chủ yêu cầu tìm phương vị phù hợp để đặt trang thờ. 
âm trạch phong thủy

Thổ thần vốn là đặc trưng của tín ngưỡng Đạo giáo. Đạo gia tin rằng Thổ thần chính là người bảo vệ cho vùng đất đó trong thế giới tâm linh. Cũng tương tự như những người bảo vệ trong khu dân cư luôn bảo vệ người dân khỏi sự tấn công hoặc làm phiền của người xấu.
Nếu am thờ đó được đặt tại nửa trước của ngôi mộ, nó được gọi là Hậu Thổ. Nếu đặt tại nửa sau của ngôi mộ, nó được gọi là Long Thần. Hậu Thổ được hiểu như là thờ Mẹ Đất ( Địa Mẫu ).
Có một phương pháp đơn giản : phối hợp giữa 24 Thần Sát vào 24 sơn vị của Địa bàn. Là Thần hay là Sát phụ thuộc vào Quẻ của Toạ sơn của ngôi mộ. Và như vậy 12 phương vị trong 24 sơn sẽ phù hợp để an bài Hậu Thổ hoặc Long Thần.
Để rút gọn và đơn giản hoá, chúng ta sử dụng bảng kê Mỳ ăn liền về phương vị bố trí Hậu Thổ cho 8 phương vị :
1. Mộ toạ Càn : Nhâm Tý Cấn Mão Ất Tốn Tị Ngọ Khôn Thân Dậu Tân
2. Mộ toạ Khảm : Tý Quý Giáp Mão Tốn Ngọ Đinh Khôn Thân Dậu Càn Hợi
3. Mộ toạ Cấn : Tý Cấn Dần Mão Ất Bính Ngọ Khôn Dậu Tân Càn Hợi
4. Mộ toạ Chấn : Tý Quý Cấn Dần Mão Tốn Tỵ Ngọ Đinh Canh Dậu Càn
5. Mộ toạ Tốn : Nhâm Tý Dần Giáp Thìn Bính Ngọ Mùi Khôn Canh Tuất Càn
6. Mộ toạ Ly : Sửu Cấn Mão Tốn Tỵ Ngọ Đinh Khôn Dậu Tân Càn Hợi
7. Mộ toạ Khôn : Nhâm Quý Dần Giáp Ất Thìn Ngọ Đinh Thân Tân Tuất Hợi
8. Mộ toạ Đoài : Nhâm Quý Mão Ất Tỵ Đinh Mùi Thân Canh Tân Hợi
âm trạch phong thủy

Ngày nay, nhiều khu mộ chung hoặc mộ gia tộc thường lập chung một khu vực thờ Thổ thần chung, đó là quyết định của họ. Như đã nói trước, an bài Hậu Thổ vốn là văn hoá tín ngưỡng nhiều hơn là một phương pháp phong thuỷ.
âm trạch phong thủy

Lưu ý : phương pháp an bài Hậu Thổ này là của một trường phái phong thuỷ thuộc dòng Tam Hợp, hoàn toàn không giống với phương pháp và quan điểm của Cám Châu Dương Công Cổ Phái. Cần phải nói rõ để độc giả tránh hiểu lầm.
Share on Google Plus

About Unknown

Cùng chia sẻ và thực nghiệm kiến thưc Phong thủy
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Post a Comment