Nhân mấy hôm nay có nhiều bài viết liên quan đến Tử Cấm Thành và Huyền Không Bí Chỉ nên Hưng Nguyễn Team có hứng góp chung với đề tài này một ý nhỏ:
Về phong thuỷ của Tử Cấm Thành có rất nhiều danh gia cao thủ phân tích rồi, bởi đây là một địa danh nổi tiếng với 2 triều đại lịch sử hàng trăm năm. Là tốt, là xấu, là Đại Không Vong hay không thì không tiện lạm bàn, bài viết này chỉ đưa ra đúng một vấn đề rất nhỏ để mọi người tự chiêm nghiệm.
Trước tiên xin nói về thông số cơ bản nhất của Cố Cung, đó chính là Toạ Bắc hướng Nam...
|
Tử cấm thành tọa Bắc - Nam |
Huyền Không Bí Chỉ là một trong Tứ đại ca quyết của trường phái Huyền Không Phi Tinh. Ba cuốn còn lại là Huyền Không Tử Bạch Quyết - Huyền Cơ Phú và Phi Tinh Phú. Tác giả của Huyền Không Bí Chỉ là Ngô Cảnh Loan - một danh sư của phái Huyền Không đời nhà Tống.
Có một câu quyết trong Huyền Không Bí Chỉ :
" Tốn cung thuỷ lộ nhiễu Càn - vi huyền lương chi phạm "
Nghĩa là nếu có một đường thuỷ đi vòng từ cung Tốn đến cung Càn, người trong nhà có nguy cơ tự tử bằng treo cổ.
Quẻ Tốn đại diện cho một sợi dây thừng ( theo Bát quái vạn vật )
Quẻ Càn đại diện cho cái đầu ( hoặc người chủ nhà ).
Một sợi dây quấn vòng quanh cái đầu đại diện cho điều gì đây ?
Trong Huyền Không Phi Tinh, nó có nghĩa là kết hợp Tứ Lục - Lục Bạch hay còn gọi là Văn Xương - Vũ Khúc. Hoặc Sao Tứ Lục bay đến cung Càn, hoặc sao Lục Bạch bay đến cung Tốn ( phản ngâm ).
Trong việc dự đoán sự ảnh hưởng của các kết hợp phi tinh, địa hình cảnh quan sẽ quyết định mức ứng nghiệm. Nếu có một đường nước - cống nước hoặc đường lộ đi vòng qua ngôi nhà từ phương Tây Bắc tới Đông Nam hoặc ngược lại thì cách cục Tốn cung thuỷ lộ nhiễu Càn này hình thành.
Thẩm Tổ Miên ( truyền nhân của Thẩm Trúc Nhưng ) là một đại sư về Huyền Không Phi Tinh cũng nhận định rằng cách cục Tốn cung thuỷ lộ nhiễu Càn này sẽ ứng nghiệm bất kể là vượng tinh hoặc suy tinh.
Trở lại với Tử Cấm Thành, bạn hãy quan sát những hình ảnh minh hoạ :
|
Nước ra vào Tử cấm thành |
Bên trong 4 bức tường thành, đường nước đi vào Tử Cấm Thành từ phương Tây Bắc, chảy vòng qua phía Tây - Tây Nam và phía Nam, cuối cùng chảy đi tại góc Đông Nam.
Trong lịch sử Trung Hoa hoàng cung 500 năm, bên trong bức tường thành này đã có rất nhiều đau khổ, thất vọng, tranh đấu cung đình của những phi tần - cung nữ - người hầu...và nhiều người trong số họ đã tự giải thoát cho bản thân bằng cách tự tử, và phổ biến hơn cả là họ tự kết liễu đời mình bằng cách treo cổ. Ngay cả vị hoàng đế cuối cùng của Đại Minh triều là vua Sùng Trinh cũng đã treo cổ tự vẫn khi triều Đại Minh sụp đổ ( 1644 sau CN ).
Để rồi sau đó, triều đình Đại Thanh đã phải ra một thánh chỉ cấm tuyệt đối việc tự sát trong Hoàng Thành. Những người dám tự sát thì cả gia tộc của họ sẽ phải đối diện với việc tru lục toàn gia.
Cùng chia sẻ và thực nghiệm kiến thưc Phong thủy
0 nhận xét:
Post a Comment