Như
chúng ta thường thấy, phong thuỷ được nói tới ở nước ta chủ yếu là Bát trạch và
Huyền không. Nhưng phổ biến nhất, phổ biến đến mức dân Việt đa số đã hoà nhập
khái niệm Bát trạch là phong thuỷ, phong thuỷ là bát trạch và họ cũng không cần
cả cái tên Bát Trạch luôn, phong thuỷ đối với đa số chính là " tuổi tôi có
hợp hướng này hướng kia không" và thế là phong thuỷ trọn gói như vậy và
chỉ vậy.
Về
Huyền không có lẽ hỏi trăm người Việt cũng ít có người nghe đến, nhưng hướng
hợp tuổi thì chắc chắn là rất nhiều người đã từng nghe hoặc biết. Sở dĩ Huyền
không ít có sự lan toả trong dân gian nói chung bởi thứ nhất do tư tưởng "
thiên cơ bất khả lộ " của nhưng người khai sáng ra nó, nhưng vấn đề lớn
nhất là nó...khó, để hiểu được Huyền Không bắt buộc bạn phải có nền tảng kiến
thức rộng và sâu về Dịch lý, âm dương, ngũ hành, tiết khí...hơn nữa phương pháp
luận của nó quá thiên biến vạn hoá, quá biến đổi. Và chỉ cần không hiểu được
phần đầu tiên thì vĩnh viễn mắc lại không thể hiểu bất cứ kiến thức gì sau đấy.
Không như Bát trạch đã phổ biến trong dân gian với tầm bao phủ quá rộng lớn do
tính chất đơn giản, ai đọc cũng hiểu, ai muốn cũng có thể dùng được. Bởi cho dù
bạn chưa hiểu được Dịch, hiểu sơ sơ về ngũ hành thì bạn cũng có thể nắm bắt
được cái cơ bản nhất của Bát trạch là Trạch - mệnh phối hợp. Mà cho dù bạn
không hiểu tại sao như vậy thì vẫn có sách in sẵn dạng la bàn, dạng hàm số giữa
mệnh và hướng, chỉ cần hiểu sơ Thiên Y, Diên Niên, Phục Vị, Sinh Khí là tốt còn
lại là xấu là đủ, hoặc tối giản nhất bạn thấy trên hình la bàn tròn tròn phần
bôi đen là xấu, không bôi là tốt...chưa kể sách Bát trạch ăn liền còn có sẵn la
bàn cho mỗi tuổi dùng riêng. Vậy là ai cũng có thể làm thầy phong thuỷ, chỉ cần
có sách.
Huyền
không thì khác, như đã nói: khó, nó có sự biến đổi thiên biến vạn hoá đến nỗi
có thể người luận là tốt nhưng ta luận là xấu. Cũng như đại sư Tưởng Đại Hồng
nói " đất này táng người phát đạo tặc, ta phát công hầu"....
Với
các cách cục Huyền không trong tam nguyên cửu vận có lập in sẵn đưa cho thì
cũng không phải ai cũng hiểu được, nó không dễ như Bát trạch. Ấy chỉ là diễn số
cơ bản mà thôi, còn phối hợp với sơn thuỷ loan đầu, thu sơn xuất sát thì có đến
hàng trăm, hàng ngàn, hàng nhiều ngàn cách cục không cố định, nên đã khó lại
càng thêm khó. Cùng là nhất tứ đồng cung sao người phát khoa bảng còn ta ngoại
tình ?.
Vì vậy có thể hiểu tại sao Bát trạch lại thấm đến dân gianđến vậy - vì nó đơn giản dễ học. Nhưng cũng bởi điều này nên nó có quá nhiềuphiên bản. Bát trạch chánh tông ở Trung Quốc hiện tại, hay các nước có nghành
phong thuỷ phát triển như Taiwan, Malaysia, Singapore với điển hình là cácMaster mang tầm cỡ quốc tế như Joey Yap ( Sing-Malay), Joseph Yu ( Hongkong),Lý Cư Minh đều nhấn mạnh Toạ định Trạch, dung Trạch quái xác định các phươnghướng tốt xấu là chính....Còn duy ở Việt Nam, khởi nguyên từ cuốn Bát trạch
minh cảnh của cụ Thái Kim Oanh đã lấy Hướng định Trạch, lưu truyền tới nay. Mọi người lưu ý kiến trúc truyền thống của Trung quốc là Tứ Hợp Viện và cái gọi là nhà bên Đông tức là nhà nằm bên phía đông của tứ hợp viện, và mặt hướng ra sân giữa cũng tức là hướng về phía Tây. Nên mới nói nhà toạ đông hướng tây gọi là Đông trạch ( Chấn trạch ). Đây cũng chính là khái niệm Vị và hướng. Vị là toạ vị, là phần xác định quan trọng nhất trong phong thuỷ. Sát tinh đến toạ vị luôn đáng sợ hơn đến hướng.
TAMNGUYENHUYENKHONGTHUCNGHIEM
0 nhận xét:
Post a Comment